Trào lưu tạo ảnh anime đang là hot trend trên mạng xã hội tại Việt Nam. Ảnh minh hoạ
Từ giữa tháng 8/2023, tại Việt Nam xuất hiện trào lưu sử dụng ứng dụng Loopsie biến những bức ảnh thật thành ảnh hoạt hình theo phong cách anime (Nhật Bản). Loopsie sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) biến những hình ảnh, hình động, đoạn video để tạo ra những phiên bản mới thành ảnh hoạt hình, người máy, bộ xương hay hình vẽ 3D… Để sử dụng, người dùng cần tải ứng dụng trên App Store với dung lượng gần 200 MB, đồng thời cho phép ứng dụng truy cập vào kho ảnh. Thử nghiệm thực tế cho thấy, việc tạo một ảnh chỉ mất khoảng 20-30 giây. Với cách dùng đơn giản, miễn phí ban đầu, kết quả đa dạng và thú vị, chỉ trong 1 tuần, Loopsie đã vươn lên trở thành ứng dụng được tải về nhiều nhất trên kho ứng dụng App Store dành cho nền tảng iOS tại Việt Nam. Và trào lưu này hiện vẫn chưa hết “nóng” trên các nền tảng mạng xã hội…
Trả lời câu hỏi của PV Báo CAND về những nguy cơ tiềm ẩn từ trào lưu tạo ảnh anime bằng AI tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Thông tin và Truyền thông chiều 6/9, ông Nguyễn Duy Khiêm, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin & Truyền thông cho biết: Qua nghiên cứu ban đầu cho thấy, các ứng dụng chỉnh sửa ảnh, trắc nghiệm, trò chơi khác nhau hiện nay bao gồm cả ứng dụng thế hệ mới có tích hợp AI đều có khả năng thu thập thông tin cá nhân và hành vi sử dụng của người dùng. Để tải ảnh lên ứng dụng và tạo hình anime, người dùng phải đồng ý với các điều khoản sử dụng do nhà cung cấp dịch vụ đặt ra.
Theo đó, nhà cung cấp có quyền sử dụng, sao chép, hiển thị, phân phối và sửa đổi nội dung người dùng tải lên. Điều này đồng nghĩa với việc dữ liệu cá nhân của người dùng có thể bị lộ ra bên ngoài trong quá trình tải ảnh lên máy chủ của nhà cung cấp, hoặc bị nhà cung cấp sử dụng với mục đích khác mà không được thông báo. Giả sử như kho ảnh của các ứng dụng này không may bị đánh cắp bởi kẻ xấu, chúng có thể sử dụng các công cụ chỉnh sửa ảnh, video để tạo nội dung giả mạo, gây ảnh hưởng đến danh tiếng và hình ảnh của chủ nhân hình ảnh. Vậy nên, khi sử dụng các ứng dụng này, người dùng cần cẩn trọng để bảo vệ bản thân khỏi những rủi ro tiềm ẩn, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi kẻ xấu đang sử dụng công nghệ Deepfake để tạo ra các cuộc gọi video giả mạo, phục vụ các mục đích xấu, thậm chí là lừa đảo.
“Lời khuyên mà các chuyên gia an toàn thông tin đưa ra đối với người sử dụng là hạn chế chia sẻ dữ liệu, hình ảnh cá nhân mang tính riêng tư trên các nền tảng mạng xã hội; chỉ nên sử dụng các ứng dụng uy tín, đã được các cơ quan có thẩm quyền đánh giá; đọc kỹ các điều khoản trước khi sử dụng; kiểm soát các quyền truy cập và đọc kỹ trước khi bấm nút”, đại diện Cục An toàn thông tin lưu ý.
Nâng cao tiềm lực quốc gia trên không gian mạng, hình thành hệ sinh thái an ninh mạng bản sắc Việt Nam Nâng cao tiềm lực quốc gia trên không gian mạng, hình thành hệ sinh thái an ninh mạng bản sắc Việt Nam Cảnh giác khi được yêu cầu cài đặt ứng dụng tên an ninh mạng Cảnh giác khi được yêu cầu cài đặt ứng dụng tên an ninh mạng
Hùng Quân