Trang thông tin tổng hợp công an Khánh Hòa

: :
CÔNG AN NHÂN DÂN VÌ NƯỚC QUÊN THÂN, VÌ DÂN PHỤC VỤ

Phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, vô hiệu hóa hoạt động lập “Nhà nước Mông” trên địa bàn tỉnh Sơn La:Người Mông ơn Đảng ấm no bản làng (bài cuối)

Giá đắt cũng đã phải trả, ảo vọng về cái gọi là “Nhà nước Mông” cũng đã bị dập tắt. Bản làng người Mông trên mảnh đất Sơn La hôm nay, tất cả những ngôi nhà khang trang, những cung đường chạy tận tới nội bản, màu xanh ngát của cây ăn trái bên những cánh rừng pơ mu hùng vĩ,… có được kết quả đó là nhờ vào sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp, và đặc biệt là mồ hôi, nước mắt và sự cần mẫn lao động của đồng bào Mông.

Trở lại xã vùng cao Suối Tọ, huyện Phù Yên sau những ngày chìm trong “màn sương mờ”, đến nay luồng sinh khí mới đã trở lại những bản làng người Mông. Được sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước cùng chính những nỗ lực của nhân dân, cuộc sống của đồng bào các dân tộc nói chung, dân tộc Mông tại Suối Tọ nói riêng ngày một cải thiện. Nhiều chương trình mục tiêu của Chính phủ như 134, 135, 167… đã được triển khai nhằm giúp đồng bào các dân tộc xóa đói, giảm nghèo. Tỷ lệ hộ đói nghèo mỗi năm đều giảm.



Người Mông trên khắp bản làng Sơn La ngày nay đã yên tâm chăm lo đời sống gia đình, tích cực trồng trọt nâng cao đời sống kinh tế.

Đường giao thông đã được thông suốt từ tỉnh đến huyện, từ huyện đến các xã. Nhiều chủ trương được thực hiện có hiệu quả tại vùng cao như: Chính sách hỗ trợ người nghèo trong vùng đồng bào DTTS theo tinh thần Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030... Nhưng Suối Tọ cũng là địa phương bị tác động bởi luận điệu tuyên truyền lập “Nhà nước Mông”...

Là một người sống ở bản Trò, xã Suối Tọ, anh Mùa A Say cũng đã nghe lời dụ dỗ của kẻ xấu đi sang Lào tham gia hoạt động lập “Nhà nước Mông”. Đến nay, sau khi mãn hạn tù, trở về địa phương, anh đã nhận ra việc làm của mình là sai trái, vi phạm pháp luật của nhà nước Việt Nam; chỉ vì nghe theo kẻ xấu, anh đã trở thành một người con phản bội lại nơi chôn nhau cắt rốn của mình, phản bội lại tổ tiên, đất nước.

Anh Say tâm sự, vì gia đình đông con, có lúc cuộc sống hết sức khó khăn, kẻ xấu lại lôi kéo anh đưa gia đình trốn đi nước ngoài với hứa hẹn sẽ có cuộc sống giàu sang, không làm cũng có ăn. Giờ đây, anh đã nhận ra rằng, mình là người Mông của Việt Nam, tổ tiên, cha ông là người Việt Nam thì mình chỉ ở Việt Nam, sống, lao động cùng với gia đình, vợ con. Anh sẽ luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Với anh, dù là người Mông, người Mường, người Kinh, người Thái… hay bất cứ dân tộc nào đều có ước muốn một gia đình hạnh phúc, no đủ, con cái được học hành.

Cũng như Mùa A Say, anh Hờ Nệnh Tùng – bản Co Dâu, xã Nậm Ty, huyện Sông Mã cũng nghe theo luận điệu tuyên truyền của kẻ xấu đã rủ người thân đi may cờ, may quần áo để chuẩn bị cho việc lập “Nhà nước Mông”, sau khi được tuyên truyền, vận động, thuyết phục anh đã nhận ra mình bị lừa phỉnh, anh rất hối hận, giờ đây đã chuyên tâm vào lao động, sản xuất để xây dựng cuộc sống mới. Từ xa xưa người Mông đã có câu hát “Con chim có tổ - Người Mông có quê…”, câu hát ấy không chỉ là sự nhắc nhở mà còn hàm chứa một niềm tự hào dân tộc và một tình yêu đất nước thiêng liêng. Mấy chục năm nay, Đảng và Chính phủ cũng luôn mong muốn bà con chấm dứt du canh, du cư, muốn bà con ổn định cuộc sống, đẩy mạnh cày cấy, phát triển chăn nuôi, mở mang ngành nghề.

Là người dân tộc Mông, nhiều năm nay làm lãnh đạo, hơn ai hết ông Thào A Sử, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Sông Mã, ông Chá A Của - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Sơn La hiểu rõ nhất về đồng bào người Mông nơi đây; thời gian gần đây, một số đồng bào dân tộc Mông đã bị kẻ xấu lợi dụng, xúi giục làm những điều trái với luân thường đạo lý, trái với tập quán của người Mông bản địa, bỏ bàn thờ, tổ tiên để đi theo tà đạo Bà Cô Dợ…. rồi may quần áo, cờ, mũ để đi theo cái gọi là thành lập “Nhà nước Mông”.

Theo Đại tá Vì Quyền Chứ, Phó Giám đốc Công an tỉnh Sơn La, thời gian qua, lực lượng Công an đã thường xuyên củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng của các mô hình, tổ An ninh nhân dân (ANND), phát động sâu rộng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, huy động sức mạnh cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng Công an làm nòng cốt. Gắn phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ với các phong trào khác như “Xóa đói giảm nghèo”; Cuộc vận động “Toàn dân xây dựng nông thôn mới”; “5 có 5 không”… Nâng cao hoạt động của các mô hình đảm bảo ANTT như: Tổ ANND, tổ hòa giải, tổ PCCC và các nhóm liên gia tự quản theo Chỉ thị số 01/CT-TTg, ngày 9/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ về “Tổ chức phong trào toàn dân bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới” và Đề án 05 của Bộ Công an về “Công tác Công an phòng ngừa, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái thù địch trong tình hình mới”. Góp phần đảm bảo ANTT trong vùng đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn toàn tỉnh Sơn La. Trở lại các bản làng người Mông hôm nay, những nương, những đồi thuốc phiện ngày xưa, nay đã được trồng thành rừng cây nông nghiệp, cây công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao; cuộc sống của bà con nay đã được ấm no, trẻ em được đi học.

Ngày 07/5/1956, nhân kỷ niệm một năm ngày thành lập khu tự trị Thái – Mèo, 2 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Bác Hồ đã gửi thư cho toàn thể CBCS và nhân dân Tây Bắc, trong thư có đoạn viết: “Phải đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc các tầng lớp nhân dân, yêu thương nhau, giúp đỡ nhau, dìu dắt nhau cùng tiến bộ… Phải luôn tỉnh táo, sẵn sàng giúp đỡ Bộ đội và Công an chống lại âm mưu của địch, chia rẽ dân tộc và phá hoại đời sống của bản mường”.

Khắc ghi lời dạy của Người, những năm qua, mặc dù còn có những khó khăn trong cuộc sống thường nhật, song nhìn chung, đồng bào các dân tộc Sơn La đã nêu cao truyền thống tốt đẹp, anh dũng chiến đấu, cần cù sáng trong lao động, từng bước chiến thắng lạc hậu, đói nghèo. Nhiều vùng đồng bào dân tộc như ở vùng cao, biên giới Mộc Châu, Vân Hồ, Sông Mã, Sốp Cộp… là những điển hình xuất sắc trong phong trào phát triển sản xuất, ổn định chính trị xã hội, giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc. Phát huy những thành tích đã đạt được, bà con đang thi đua áp dụng những thành tựu khoa học – kỹ thuật vào đồng ruộng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, phát triển các loại cây ăn quả trên vùng đất dốc…. Thực tế đó đã chứng minh rằng chỉ có một lòng một dạ theo Đảng, theo Chính phủ, theo Bác Hồ thì làng bản mới được bình yên, gia đình mới được hạnh phúc, cuộc sống mới được ấm no. Câu nói ấy chứa đựng trong đó cả một phương châm cuộc sống, một chân lý cách mạng, đúc kết từ chính những người Mông…

Kết quả đấu tranh với các đối tượng đi theo cái gọi là “Nhà nước Mông” trên địa bàn tỉnh Sơn La đã góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vạch trần bản chất của các đối tượng lừa phỉnh, bịp bợm, gieo rắc thứ viển vông, huyễn hoặc này cho đồng bào Mông.

Đất không phụ công người, nhìn những bản làng đổi mới với các con đường rải nhựa thênh thang, lưới điện quốc gia được thắp sáng, niềm vui qua ánh mắt các em thơ trong lớp học… màu xanh của cây rừng, của những triền đồi bạt ngàn cây ăn trái là thành quả của sự nỗ lực từng ngày, từng giờ của đồng bào Mông nơi đây với khát vọng đổi thay có một cuộc sống ấm no hơn thuở trước.

Hồng Anh – Cao Thiên

Đối tượng truy nã

Thông báo

  • Tuyển dụng 02 lao động hợp đồng làm việc tại Nhà nghỉ dưỡng 378 của Công an Khánh Hòa

             Công an Khánh Hòa thông báo tuyển 02 lao động hợp đồng không xác định thời hạn hưởng lương từ ngân sách Nhà nước năm 2023; thông tin tuyển dụng cụ thể như sau:
              1.Đối tượng, tiêu chuẩn:
              Là công dân Việt Nam thường trú tại tỉnh Khánh Hòa; từ đủ 18 tuổi trở lên; đảm bảo tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức, sức khỏe theo quy định của Bộ Công an; có văn bằng, chứng chỉ đào tạo nghề, kỹ năng nghề phù hợp với vị trí việc làm.
              2. Nhu cầu tuyển: 02 chỉ tiêu (gồm 01 phục vụ buồng, 01 thuyền phó)
              3. Vị trí làm việc: Nhà nghỉ dưỡng 378, Công an Khánh Hòa
             4. Hồ sơ đăng ký dự tuyển: (1) Phiếu đăng ký dự tuyển lao động (theo mẫu của Bộ Công an); (2) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn theo yêu cầu của công việc cần tuyển; (3) Bản sao các giấy tờ có giá trị pháp lý chứng nhận thuộc đối tượng ưu tiên (nếu có).
              5. Thời gian, địa điểm tiếp nhận hồ sơ
              - Thời gian: Từ ngày 13/11/2023 đến ngày 13/12/2023 ( trong giờ hành chính, không nhận hồ sơ vào ngày thứ bảy, chủ nhật).
            - Địa điểm: Phòng Tổ chức cán bộ, Công an tỉnh Khánh Hòa ( số 80 Trần Phú, phường Lộc Thọ, Nha Trang, điện thoại: 0694401327-0983835236)./.

  • Thông báo về Cuộc thi “Tìm kiếm ý tưởng sáng tạo Biểu trưng (LOGO), Khẩu hiệu (SLOGAN) và Mô phỏng ứng dụng điện tử (APP) của Bộ pháp điển Việt Nam”

             Thực hiện Kế hoạch công bố Bộ pháp điển Việt Nam (kèm theo Quyết định số 2212/QĐ-BTP ngày 15/9/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), Bộ Tư pháp tổ chức Cuộc thi “Tìm kiếm ý tưởng sáng tạo Biểu trưng (LOGO), Khẩu hiệu (SLOGAN) và Mô phỏng ứng dụng điện tử (APP) của Bộ pháp điển Việt Nam”. Công an Khánh Hòa phát động, động viên, khuyến khích toàn thể cán bộ chiến sĩ hưởng ứng tham gia Cuộc thi.

  • Thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản

        Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Khánh Hòa thông báo việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản tịch thu công quỹ nhà nước như sau:
        Tên người có tài sản đấu giá: Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Khánh Hòa; địa chỉ: 80 Trần Phú, phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
        Tên tài sản bán đấu giá: Tài sản bán đấu giá tang vật bị tịch thu sung quỹ nhà nước là 08 m3 đất với giá 560.000 đồng ( Năm trăm sáu mươi ngàn đồng).
        Tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản:
        - Cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho việc đấu giá đối với loại tài sản đấu giá;
        - Phương án đấu giá khả thi, hiệu quả;
        - Năng lực, kinh nghiệm và uy tín của tổ chức đấu giá tài sản;
        - Thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản phù hợp;
        - Có tên trong danh sách các tổ chức đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp công bố.
        Thời gian, địa điểm nộp hồ sơn đăng ký tham gia tổ chức đấu giá:
        Các tổ chức đấu giá tài  sản đủ điều kiện với các tiêu chí nêu trên nộp hồ sơ từ ngày 29/9/2023 đến hết ngày 08/10/2023 tại Phòng Cảnh sát kinh tế; địa chỉ: 80 Trần Phú, phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
    Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Khánh Hòa thông báo để các tổ chức đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến liên hệ nộp hồ sơ tham gia tổ chức đấu giá./.

Liên kết Website