Sáng 27/9, Công an tỉnh Phú Yên tổ chức hội nghị tuyên truyền, lấy ý kiến đối với 4 dự án Luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Đó là Luật Căn cước, Luật Lực lượng tham gia bảo đảm ANTT ở cơ sở, Luật Trật tự an toàn giao thông (TT-ATGT) đường bộ, Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Đến dự có đồng chí Phạm Đại Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội cùng lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên và nhiều sở, ban, ngành, Công an các đơn vị, địa phương.
Đồng chí Phạm Đại Dương cho biết, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thảo luận, cho ý kiến về các dự án Luật Căn cước, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở và Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Đồng chí Phạm Đại Dương phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Đa số Đại biểu Quốc hội đều tán thành về sự cần thiết ban hành và các nội dung cơ bản của các dự án luật, góp phần đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, tạo bước đột phá trong chuyển đổi số quốc gia. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu, giải trình và xác định việc đổi tên thành Luật Căn cước sẽ bao quát phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, kể cả người gốc Việt đang sinh sống tại Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, tạo tiện ích tối đa cho người dân, giảm thiểu thủ tục hành chính, giấy tờ, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Quang cảnh hội nghị
Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở tạo hành lang pháp lý để kiện toàn, thống nhất các lực lượng ở cơ sở hiện nay thành một lực lượng, cùng vị trí, chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ CAND thực thi nhiệm vụ bảo đảm ANTT ở cơ sở; giải quyết chính sách, chế độ, bảo hiểm y tế cho lực lượng dân phòng, bảo vệ dân phố và Công an xã bán chuyên trách.
Sau 12 năm thực hiện Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng đã phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập, nên dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp là cần thiết, nhằm xây dựng tiềm lực công nghiệp quốc phòng, an ninh tự lực, tự cường, hiện đại, chủ động phòng ngừa từ sớm từ xa, đảm bảo đủ nội lực đối phó khi có tình huống xảy ra và đánh bại mọi hình thức chiến tranh xâm lược, bảo vệ an ninh quốc gia.
Đại biểu góp ý kiến 4 dự án luật.
Sau gần 15 năm thực hiện Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã phát sinh những hạn chế, bất cập, không đáp ứng yêu cầu công tác quản lý trong tình hình thực tế hiện nay. Do đó, xây dựng Luật TT- ATGT đường bộ nhằm thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TT-ATGT tình hình mới, thể chế hóa các chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng có liên quan đến bảo đảm TT-ATGT, đáp ứng yêu cầu thực tế, phù hợp xu thế chung trên thế giới, khắc phục bất cập, khó khăn, vướng mắc, xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong phòng ngừa tai nạn giao thông, chống ùn tắc giao thông, phát hiện và xử lý vi phạm, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về TT-ATGT.
Hội nghị đã tập trung thảo luận những vấn đề trọng tâm, cốt lõi để làm rõ cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý và nhất là những vấn đề thực tiễn ở địa phương đặt ra nhằm củng cố vững chắc hơn các cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng và hoàn thiện 4 dự án Luật, tạo sự đồng thuận trong xã hội, góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
Công an tỉnh Sơn La lấy ý kiến về các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo Công an tỉnh Sơn La lấy ý kiến về các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo Công an tỉnh Sóc Trăng lấy ý kiến về 5 dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo Công an tỉnh Sóc Trăng lấy ý kiến về 5 dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo
Hữu Toàn